Friday, August 31, 2018

Đồng minh châu Phi cuối cùng của Đài Loan không đầu hàng Trung Quốc

Bất chấp Trung Quốc nỗ lực dùng kinh tế và sức ép ngoại giao để "bẻ gãy" 17 đồng minh còn lại của Đài Loan, quốc gia ở phía nam châu Phi eSwatini vẫn lựa chọn đứng về phía Đài Bắc.
Trong khi Trung Quốc tiếp đón các nhà lãnh đạo châu Phi tại một hội nghị lớn ở Bắc Kinh vào tuần tới, vua của eSwatini - đồng minh cuối cùng của Đài Loan ở châu lục - sẽ chủ trì nghi lễ truyền thống "Umhlanga" (nhảy múa với cây sậy) với hàng nghìn người tham gia.
Bằng cách cho vay và tăng cường sức ép ngoại giao, Bắc Kinh đã lần lượt khiến các nước châu Phi quay về phía mình và chấm dứt quan hệ với Đài Loan, gần đây nhất là Burkina Faso vào tháng 5. Song eSwatini (tên cũ Swaziland) vẫn giữ quan hệ với Đài Loan, hòn đảo tuyên bố độc lập trong khi Trung Quốc coi là một tỉnh của nước này.

Đồng minh cuối cùng

"Họ là đối tác chính của chúng tôi", Bộ trưởng Ngoại giao eSwatini Mgwagwa Gamedze đề cập đến Đài Loan. "Vì vậy, Trung Quốc phải quên đi việc khiến chúng tôi ngồi vào bàn với họ".
Mặc dù trong nước có một số chỉ trích rằng chỉ có hoàng gia mới được hưởng lợi từ mối quan hệ với Đài Bắc, eSwatini dường như vẫn ở bên người bạn cũ ở Đông Á xa xôi của họ.
Dong minh chau Phi cuoi cung cua Dai Loan khong dau hang Trung Quoc hinh anh 1
Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo Đài Loan, và nhà vua eSwatini Mswati III trong lễ đón tại thủ đô Mbabane hồi tháng 4. Ảnh: Guardian.
Phát ngôn viên chính phủ eSwatini, Percy Simelane, cũng là người phát ngôn cho nhà vua, nói Đài Loan đã rất tốt với họ.
"Người dân eSwatini đã và đang được hưởng lợi từ các mối quan hệ thân mật với Đài Loan kể từ khi giành độc lập 50 năm trước. Quốc gia được hưởng lợi và nhờ đó mà nhà lãnh đạo cũng hưởng lợi như mong muốn", ông nói.
"Các bác sĩ Đài Loan tiếp tục là trụ cột trong hệ thống y tế của chúng tôi. Việc nói rằng chỉ có một mình đức vua được hưởng lợi cho thấy những người đưa ra cáo buộc muốn phá hoại nền chính trị", ông nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh châu Phi để công bố một kế hoạch viện trợ hào phóng mới cho lục địa này.
Vua Mswati III của eSwatini, đất nước quân chủ chuyên chế cuối cùng còn tồn tại ở châu Phi, sẽ không dự hội nghị. Ông sẽ chủ trì nghi lễ kéo dài một tuần, nơi hàng nghìn phụ nữ trẻ ở đất nước tôn vinh sự trinh tiết trước mặt ông.
"Mọi nơi trên thế giới, văn hóa là linh hồn của một quốc gia, chỉ có một kẻ ngu ngốc về chính trị mới đặt một hội nghị khu vực lên trên linh hồn của đất nước", ông Simelane nói.
Trung Quốc đã tăng cường áp lực với đất nước trước đây có tên là Swaziland trước hội nghị thượng đỉnh. Một nhà ngoại giao Trung Quốc tuần trước nó họ hy vọng lãnh đạo eSwatini sẽ sớm đến Bắc Kinh.
Trung Quốc đã nỗ lực "bẻ" các đồng minh còn lại của Đài Loan, bây giờ chỉ còn 17, hầu hết là các nước nghèo ở Trung Mỹ và Thái Bình Dương.
Dong minh chau Phi cuoi cung cua Dai Loan khong dau hang Trung Quoc hinh anh 2
Nhà vua Mswati III bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Indonesia hồi năm 2015. Ảnh: Reuters.
Đài Loan nói rằng quan hệ song phương với eSwatini vẫn vững chắc. Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn đã đến thăm nước này hồi tháng 4.
Nhà vua không bình luận về cuộc đấu tranh ngoại giao. Ông đã đến Đài Loan hồi tháng 6, tham dự các cuộc tập trận quân sự và dự lễ tốt nghiệp của một trong những con trai của ông đang theo học tại đây.
Từ năm 1975, Đài Loan đã đầu tư lớn cho các dự án, bao gồm một bệnh viện, một dự án điện khí hóa nông thôn và một sân bay mới.

Chỉ có hoàng gia hưởng lợi?

Những người chỉ trích cho rằng mối quan hệ của eSwatini với Đài Loan đã mang lại lợi ích cho nhà vua. Ông năm nay đã nhận một chiếc Airbus A340-300 đã được tân trang lại ở Đức từ hãng China Airlines của Đài Loan.
"Đất nước có thực sự được hưởng lợi từ một chính quyền bị cô lập không?", giáo sư khoa học chính trị Petros Magagula tại Đại học eSwatini đặt câu hỏi về lợi ích mà Đài Loan đem lại. "Giới lãnh đạo hưởng lợi từ quan hệ với Đài Loan".
Khi được hỏi về ý kiến rằng eSwatini sẽ được hưởng lợi từ quan hệ với Trung Quốc, cơ quan ngoại giao Đài Loan nói với Reuters: "Đài Loan có mối quan hệ sâu sắc, thân thiện và ổn định với eSwatini... và triển vọng hợp tác trong tương lai của hai bên là lạc quan. Đài Loan cũng sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người dân eSwatini bằng mọi cách có thể".
Dong minh chau Phi cuoi cung cua Dai Loan khong dau hang Trung Quoc hinh anh 3
Nhà vua Mswati III (giữa) trong nghi lễ "Umhlanga" năm 2015. Ảnh: Reuters.
Một nhà kinh tế làm việc cho chính phủ cho biết eSwatini nên đứng về phía Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Tôi không hiểu tại sao chúng ta vẫn còn giữ quan hệ với Đài Loan. Một số nước châu Phi đi theo Trung Quốc đã chứng kiến nền kinh tế phát triển mạnh", nhà kinh tế giấu tên nói.
Hồi tháng 7, Trung Quốc cho biết họ sẽ đầu tư 14,7 tỷ USD vào Nam Phi, đất nước gần như bao lấy toàn bộ eSwatini.
"Nó mang lại lợi ích cho Mswati (nhà vua) và hoàng gia về mặt tài chính", ông Njabulo Dlamini, một quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Swaziland, nói về mối quan hệ với Đài Loan.
Đảng này đã bị cấm hoạt động vì đứng về phía Trung Quốc.

Truy tìm người đàn ông dùng đô giả vào tiệm vàng lừa đảo

Người đàn ông ăn mặc lịch sự vào tiệm vàng đưa sấp đô la giả ra để mua chiếc lắc vàng. Lợi dụng chủ tiệm vàng sơ ý, người này lên xe tẩu thoát cùng chiếc lắc.
Ngày 31/8, Công an quận 8 (TP.HCM) nhận tin trình báo của bà L.T.T.H về việc tiệm vàng của bà trên đường Nguyễn Thị Tần bị một người đàn ông dùng đô la giả lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo trình báo, chiều 30/8, một người đàn ông khoảng 35 tuổi ăn mặc lịch sự cầm túi tiền bên trong có chứa nhiều đô la Mỹ, đến hỏi mua trang sức. Người này khi đến đi một mình trên chiếc xe tay ga đời mới chưa có biển số và hỏi mua lắc tay.
Truy tim nguoi dan ong dung do gia vao tiem vang lua dao hinh anh 1
Hình ảnh người đàn ông lạ mặt bị camera ghi lại.
Người đàn ông để túi tiền lên mặt kính tủ trưng bày nhằm để cho bà H. nhìn thấy và muốn xem chiếc lắc trị giá 30 triệu đồng. Khi đeo vào tay thử, người đàn ông nói khóa của chiếc lắc bị kẹt. Bà H. và con trai kiểm tra thì xác định khóa của chiếc lắc bị kẹt nên cố sức để tháo vật trang sức.
Vị khách sau đó nói chiếc lắc có duyên với mình nên quyết định mua và ngỏ ý trả tiền bằng đô la Mỹ. Bà H. quay sang kêu con trai kiểm đếm ngoại tệ thì người đàn ông mua vàng liền rời khỏi tiệm kim hoàn và leo lên xe bỏ chạy.
Do đường vắng nên dù bà H. hô hoán cũng không ai giúp được. Sau khi kiểm tra lại số đô la Mỹ mà vị khách để lại, chủ tiệm vàng tá hỏa vì đó là ngoại tệ giả được in như thật.
Tiếp nhận trình báo, Công an quận 8 khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera để nhận mặt đối tượng và tiến hành truy xét.

Thiếu nữ tử vong khi xe máy chở ba gặp nạn

Chiếc xe máy chở ba đã va chạm với phương tiện khác lúc rạng sáng 31/8. Cú tông mạnh khiến một thiếu nữ 16 tuổi thiệt mạng.
Ngày 31/8, cơ quan chức năng huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) bàn giao thi thể Nguyễn Thị Hằng Ni (16 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc) cho gia đình lo hậu sự.
Hai người đi cùng xe với Ni là Nguyễn Hồng Phương (18 tuổi) và Trần Chí Mạnh (14 tuổi) đang được cấp cứu tại bệnh viện địa phương.
Theo thông tin ban đầu, Phương dùng xe máy chở Ni và Mạnh vào rạng sáng cùng ngày. Khi đến khóm 11 của thị trấn Sông Đốc, chiếc xe chở ba va chạm với xe máy khác do Trần Chí Linh (18 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc) cầm lái, ngồi sau là Nguyễn Thanh Ngân (17 tuổi).
Linh và Ngân cũng nhập viện cấp cứu vì bị thương nặng.
Thieu nu tu vong khi xe may cho ba gap nan hinh anh 1
Thị trấn Sông Đốc (chấm đỏ) ở Cà Mau. Ảnh: Google Maps.